Theo hai chuyên gia, App Store dường như khai thác thông tin về mọi thứ người dùng làm theo thời gian thực, như bấm vào đâu, tìm kiếm ứng dụng nào, nhìn thấy quảng cáo nào và nhìn trong bao lâu, làm thế nào tìm ra nó. Ứng dụng gửi chi tiết về người dùng, thiết bị, bao gồm số ID, loại điện thoại, độ phân giải màn hình, ngôn ngữ bàn phím, cách kết nối Internet.
Mysk thử tắt các tùy chọn cá nhân hóa nhưng không giảm được mức độ phân tích chi tiết mà ứng dụng đang gửi đi. Nhà nghiên cứu kiểm tra một số ứng dụng Apple khác để so sánh. Theo đó, ứng dụng Health và Wallet không gửi đi dữ liệu phân tích, còn Apple Music, Apple TV, Books, iTunes Store và Stocks có.
Hầu hết đều gửi dữ liệu về các mã số ID nhất quán để cho phép Apple theo dõi hoạt động trên các dịch vụ của mình. Chẳng hạn, ứng dụng Stock gửi về cho Apple danh sách các mã chứng khoán theo dõi, tên các mã chứng khoán mà người dùng xem hay tìm kiếm và khung thời gian, cũng như các bài báo mới mà người dùng nhìn thấy trong ứng dụng. Thông tin được gửi về địa chỉ web https://stocks-analytics-events.apple.com/analyticseventsv2/async. Nó tách biệt với hoạt động đồng bộ dữ liệu của iCloud.
Hai thiết bị được dùng là một iPhone jailbreak chạy iOS 14.6 và một iPhone thường dùng iOS 16. Theo Mysk, các phát hiện của họ không phù hợp với các tiêu chuẩn trong ngành. Ông và đối tác cũng thực hiện các bài kiểm tra tương tự trên Google Chrome và Microsoft Edge. Hai ứng dụng này không gửi dữ liệu khi tắt Analytics.
Quyền riêng tư là một trong những vấn đề chính mà Apple đưa ra để phân biệt sản phẩm của mình với đối thủ. Công ty từng đặt biển quảng cáo iPhone với dòng chữ “Privacy. That’s iPhone” (Quyền riêng tư. Đó là iPhone) trên khắp thế giới trong vài tháng.
Apple định nghĩa “theo dõi” là không liên kết dữ liệu người dùng hay thiết bị thu thập được từ ứng dụng của hãng với dữ liệu người dùng hay thiết bị thu thập từ bên thứ ba để phục vụ quảng cáo mục tiêu hay đo lường quảng cáo. Hãng cũng không chia sẻ dữ liệu người dùng hay thiết bị với các môi giới dữ liệu.
Nói cách khác, theo Apple, họ không bị xem là “theo dõi” nếu chỉ duy nhất Apple thu thập dữ liệu mà không liên kết với bên khác.
Du Lam(Theo Gizmodo)
" alt=""/>Apple theo dõi nhất cử nhất động của người dùng bất chấp quyền riêng tư?Lời giải cho bí ẩn nửa thế kỷ về Mặt trời
Trái đất sẽ bị hủy diệt khi nào?
Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?
Các thiên thể thuộc vòng trong nằm khá gần Mặt trời; bán kính của vùng này nhỏ hơn khoảng cách giữa Sao Mộc và Sao Thổ. Theo Wikipedia thì các hành tinh vòng trong bao gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa. Kích cỡ theo tỷ lệ, còn khoảng cách thì không.
Bốn hành tinh vòng trong là hành tinh đá có trọng lượng riêng khá cao, với thành phần từ đá, có ít hoặc không có Mặt trăng, và không có hệ vành đai quay quanh như các hành tinh vòng ngoài.
Thành phần chính của chúng là các khoáng vật khó nóng chảy, như silicat tạo nên lớp vỏ và lớp phủ, và những kim loại như sắt và niken tạo nên lõi của chúng. Ba trong bốn hành tinh (Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa) có bầu khí quyển đủ dày để sinh ra các hiện tượng thời tiết; tất cả đều có những hố va chạm và sự kiến tạo bề mặt như thung lũng tách giãn và núi lửa. Thuật ngữ hành tinh vòng trong không nên nhầm lẫn với hành tinh bên trong, ám chỉ những hành tinh gần Mặt trời hơn Trái Đất (như Kim Tinh và Thủy Tinh).
Trái Đất
Trái Đất chúng ta là hành tinh lớn nhất và có mật độ lớn nhất trong số các hành tinh vòng trong, cũng là hành tinh duy nhất mà chúng ta biết còn có các hoạt động địa chất gần đây, và là hành tinh duy nhất trong vũ trụ được biết đến là nơi có sự sống tồn tại. Trái Đất cũng là hành tinh đá duy nhất có thủy quyển lỏng, và cũng là hành tinh duy nhất nơi quá trình kiến tạo mảng đã được quan sát. Bầu khí quyển của Trái Đất cũng khác căn bản so với các hành tinh khác với thành phần phân tử ôxy tự do thiết yếu cho sự sống chiếm tới 21% trong bầu khí quyển. Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên là Mặt trăng, nó là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong số các vệ tinh của các hành tinh đá trong Hệ mặt trời.
Sao Kim
Sao Kim có kích cỡ khá gần với kích thước Trái Đất (với khối lượng bằng 0,815 lần khối lượng Trái Đất) và đặc điểm cấu tạo giống Trái Đất, nó có một lớp phủ silicat dày bao quanh một lõi sắt. Sao Kim có một bầu khí quyển dày và có những chứng cứ cho thấy hành tinh này còn sự hoạt động của địa chất bên trong nó. Tuy nhiên, Sao Kim khô hơn Trái Đất rất nhiều và mật độ bầu khí quyển của nó gấp 90 lần mật độ bầu khí quyển của Trái Đất. Sao Kim không có vệ tinh tự nhiên. Nó là hành tinh nóng nhất trong Hệ mặt trời với nhiệt độ của bầu khí quyển trên 400 °C, nguyên nhân chủ yếu là do hiệu ứng nhà kính của bầu khí quyển.
Sao Thủy
Sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất và là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ mặt trời (0,055 lần khối lượng Trái Đất). Sao Thủy không có vệ tinh tự nhiên, và nó chỉ có các đặc trưng địa chất bên cạnh các hố va chạm đó là các sườn và vách núi, có lẽ được hình thành trong giai đoạn co lại đầu tiên trong lịch sử của nó. Sao Thủy hầu như không có khí quyển do các nguyên tử trong bầu khí quyển của nó đã bị gió Mặt trời thổi bay ra ngoài không gian.
Sao Hỏa
Sao Hỏa có kích thước nhỏ hơn Trái Đất và Sao Kim (khối lượng bằng 0,107 lần khối lượng Trái Đất). Nó có một bầu khí quyển chứa chủ yếu là cacbon điôxít với áp suất khí quyển tại bề mặt bằng 6,1 millibar (gần bằng 0,6% áp suất khí quyển tại bề mặt của Trái Đất). Trên bề mặt hành tinh đỏ có những ngọn núi khổng lồ như Olympus Mons (cao nhất trong Hệ mặt trời) và những rặng thung lũng như Valles Marineris, với những hoạt động địa chất có thể đã tồn tại cho đến cách đây hai triệu năm về trước.
Trên đây là bốn hành tinh nằm ở vòng trong Hệ mặt trời. Trong bài sau mời bạn cùng tìm hiểu vành đai tiểu hành tinh thuộc vòng trong Hệ mặt trời.
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, lần đầu tiên môn Mỹ thuật sẽ được đưa vào dạy ở cấp THPT.
" alt=""/>Khám phá vòng trong Hệ mặt trời (phần 1)